Bên cạnh những giá trị về lịch sử, đền Chỉ Thiện còn gợi lên những giá trị văn hóa phong phú và rõ nét. Ngoài núi làm tiền án, còn có ao hồ, đồng quê, làng mạc đan xen tạo thành một khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Vừa linh thiêng, vừa cổ kính, vừa trầm mặc lại vừa uy nghi.
Nghệ thuật vị nhân sinh
Đền Chỉ Thiện ngoảnh mặt hướng Đông, trước là cánh đồng xanh mướt trải dài, tả có sông Đa Cái làm nên Tả Thanh Long; hữu có núi Lam Thành làm nên Bạch Hổ, đền nằm ở thế vượng khí.
Tam quan đền Chỉ Thiện đẹp. Cái đẹp của hồ sen quanh năm xanh mát quyện chặt sự tĩnh lặng của đền. Đặc biệt, muốn vào trong đền, lữ khách chỉ cần đi qua chiếc cầu bắc qua hồ.
Nghệ thuật vị nhân sinh
Đền Chỉ Thiện ngoảnh mặt hướng Đông, trước là cánh đồng xanh mướt trải dài, tả có sông Đa Cái làm nên Tả Thanh Long; hữu có núi Lam Thành làm nên Bạch Hổ, đền nằm ở thế vượng khí.
Tam quan đền Chỉ Thiện đẹp. Cái đẹp của hồ sen quanh năm xanh mát quyện chặt sự tĩnh lặng của đền. Đặc biệt, muốn vào trong đền, lữ khách chỉ cần đi qua chiếc cầu bắc qua hồ.
Không chỉ có cảnh quan đẹp, đây cò là công trình kiến trúc bằng gỗ, trang trí tuy đơn giản, quy mô vừa phải nhưng kết cấu những bộ vì kèo, bộ khung nhà chắc, khỏe, chịu lực, chịu được gió bão trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Bên cạnh đó, hương án, kiệu long đình, long ngai, đại tự được chạm khắc tinh tế về các đề tài như tứ linh, tứ quý.
Đặc biệt, hoa mai được chạm khắc hình hoa mai hóa cá, hoa mai hóa rồng đẹp. Những mảng chạm lộng hình rồng đang bay lên ở hai kiệu, những pho tượng cổ tạc giống như người thật, nhưng mỗi vị thể hiện một sắc thái riêng, một kiểu dáng riêng.
Cổng chính gồm 2 cột trụ hình vuông nối hai cột nanh với nhau bằng một bức phù điêu vòng cung đắp nổi hình cuốn thư, trên có mặt trời với những tia lửa sáng, dưới cuốn thư là 1 vòm cung đắp phù điêu hổ phù, đỉnh cột có 2 nghê chầu theo thể đăng đối. Trước và mặt sau cột nanh đắp hình rồng, mây, hoa, lá.
Tắc môn nằm trong sân di tích, được xây bằng gạch, vôi, vữa, hình chữ nhật. Phía trước bình phong đắp phù điêu Hổ. Vì có “sức mạnh thiêng” nên hổ được trang trí nhằm bảo vệ, che chở cho đền.
Nhà Ngũ Dinh - Ngũ Hổ ở giữa sân, trước nhà hạ điện, ngôi nhà hình vuông. 3 mặt trước để trống, phía sau xây tường. Mái lợp ngói vảy, hai đầu bờ nóc được đắp nổi hình rồng cách điệu.
Nhà quy y (nhà bên trái từ ngoài vào) là nơi gởi vong thờ cúng những linh hồn cô quả không nơi nương tựa, gửi vào đền để được hương khói, chăm sóc.
Giữa nhà quy y là tượng “Địa Tạng Bồ Tát”, tượng ngồi bằng gỗ mít. Trên xà dọc gian giữa treo bức đại tự có 4 chữ Hán “Đông Đô kiều sở”. Lạc khoản đề “Bảo Đại nhị niên”, khung diềm xung quanh là rồng bay ngược lên và đầu hướng vào trong, trên và dưới trang trí mô típ lưỡng long triều nguyệt. Hai bên tả hữu có 4 bàn thờ với nội dung thờ cúng nam tả, nữ hữu (phải thờ vong linh nam, trái thờ vong linh nữ).
Hạ điện trước đây là một tòa nhà ba gian đặt ngang so với trung điện và thượng điên, khung nhà làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói vảy, nền lát gạch bát tràng, 2 bên đầu nóc có 2 con nghê chầu vào (hiện tại vẫn còn). Hiện nhà này không còn nữa. Năm 2000, địa phương và những người bảo vệ đền đã làm lại nhà mái bằng như hiện nay.
Trung điện được kết cấu dọc so với hạ điện. Trung điện gồm 1 gian, 2 hồi, phong cách kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn. Khung sườn nhà làm bằng gỗ lim. Trên 2 đầu bờ nóc trung điện được trang trí hình rồng cách điệu với đuôi cong xoáy ngược lên, có hồi văn hai đầu, 4 góc mái có đắp đầu đai hình makara, đường mái hồi văn có đắp hình 2 con rồng chầu vào.
Ở đây bài trí thờ phụng theo 2 lớp. Lớp thứ nhất ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lớp thứ hai ban thờ thần Độc Lôi. Ban thờ thần Độc Lôi đặt 2 con hạc bằng gỗ lớn. Hai bên ban thờ đặt 2 tượng quan võ làm bằng gỗ mít có kích thước to lớn đứng trên bệ vuông, mặc võ phục, râu dài rậm, mắt trợn nhìn thẳng, tay trái cầm kiếm giơ lên uy nghi, dữ tợn. Tượng thần Độc Lôi được làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ, cao lớn như người thât, đặt trong khung kính, mặt vuông, râu dài, mắt nhìn thẳng, tai lớn, đầu đội mũ quan, mặc áo quan võ, chân đi hài rất uy nghi. Tượng ngồi 2 tay úp trên đùi, 2 bên đặt 2 kiếm gỗ dài 1m.
Bên tả ban thờ thần Độc Lôi đặt 1 hương án nhỏ trước đây đặt tượng Vua Mai. Sau khi đền Vua Mai (Thị trấn Nam Đàn) được khôi phục thì đã rước tượng Ngài về đây. Tuy nhiên, tại đền Chỉ Thiện hiện đang thờ vọng Ngài.
Nối trung điện và thượng điện là sân lộ thiên (để lấy ánh sáng mặt trời) và điều hòa không khí. Giữa sân có một ban thờ xây giật cấp. Hai nhà tả vu, hữu vu 2 bên nối với 2 cửa nách của nhà trung và thượng điện. Có kết cấu, kiến trúc, diện tích xây dựng giống nhau và nằm dọc theo hai bên sân lộ thiên.
Trước đây, hai nhà tả vu và hữu vu dùng làm nơi thờ cúng quan văn và quan võ (tả văn, hữu võ). Bên tả dành cho việc thờ quan văn, bên hữu thờ quan võ.
Nhà tả vu có 4 gian nhưng bố trí 2 gian thờ. Hai gian ngoài dùng làm nơi để chuông, trống cà các khí cụ của di tích. Gian thứ 3 từ ngoài vào thờ Kim đồng. Gian thứ tư từ ngoài vào thờ bản thành hoàng. Gian này thờ thần bản cảnh của làng Xuân Hòa, vị thần này trước đây được thờ ở đền làng Xuân Hòa, sau khi đền bị hư hỏng được hợp tự về đây để thờ phụng.
Nhà hữu vu, hai gian ngoài dùng để chuông, chiêng đồng cũ và một trống nhỏ. Gian thứ 3 thờ Ngọc nữ, gian thứ 4 từ ngoài vào là cung thờ phật.
Qua sân lộ thiên là thượng điện. Nhà được xây dựng cuối thời Lê, kiểu nhà tứ trụ. Vì kèo kết cấu kiểu “thượng giao nguyên, hạ kẻ”. Trên trần đóng ván ấm, mái rải rui bản, lớp ngói vảy, hai đầu bờ nóc đắp nổi hình rồng cách điệu đuôi cong vút tạo thành hình cuộn sóng, 4 bờ giải tại đầu đao cong vút, mệm mại.
Đền Chỉ Thiện là nơi gửi gắm phần tâm linh của những người con “nẻo về nguồn cội”. Những khát vọng, ước mong và những điều trong tâm khảm của mỗi người được “giãi bày” tại đền là nét đẹp vô giá được phù sa văn hóa đắp bồi nên, dựng xây nên... như chính mảnh đất Nam Đàn vậy.
Nguyễn Diệu