Bài tuyên truyền: Một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn xã Nam Cát năm 2024.
Thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước trên
địa bàn xã Nam Cát năm 2024. UBND xã tuyên truyền một số nội dung trọng tâm
trong cải cách hành chính trên địa bàn xã Nam Cát năm 2024 bao gồm các nội dung
sau:
1. Cải cách
thể chế
Tiếp
tục nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
đảm bảo chất lượng, đúng quy định của pháp luật, kịp thời, khả thi.
Quán
triệt, tổ chức thực hiện kịp thời, đúng quy định các văn bản QPPL mới do cấp
trên ban hành.
Tổ
chức thực hiện tốtcông tác theo dõi thi hành pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính
Ban
hành quyết định công khai kịp thời danh mục thủ tục hành chính (TTHC).
Rà
soát, bãi bỏ các TTHC không cần thiết, không hợp pháp và không hợp lý. Tiếp tục
rà soát kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính tập trung một số lĩnh vực
trọng tâm: Đất đai, Tư pháp - Hộ tịch, Lao động Thương binh và Xã hội,…
Công
khai các chuẩn mực, quy định hành chính, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính. Thực hiện kịp thời, đầy đủ,
nghiêm túc các quy định về xin lỗi cá nhân, tổ chức trong giải quyết thủ tục
hành chính.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa của xã. Bố trí nguồn lực kinh
phí cho công tác CCHC, đặc biệt là kinh phí mua sắm trang thiết bị tại bộ phận
Một cửa.
Thực hiện tốt việc hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng
đối với dịch vụ hành chính công và dịch vụ công trực tuyến.
Tổ
chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức kịp
thời, đúng quy định.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước
Rà soát,
kịp thời ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định Chính phủ và Thông tư
hướng dẫn của các bộ ngành.
Tiếp tục
nghiên cứu hoàn thiện các quy định về phân công, phân cấp các lĩnh vực quản lý
nhà nước; đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, sau phân cấp.
Nâng cao
chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài
lòng của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của Uỷ ban nhân dân
xã, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế Một cửa.
Rà soát,
đánh giá, triển khai có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bộ
phận; phấn đấu nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với
dịch vụ do địa phương thực hiện.
Thực
hiện tốt việc phối hợp trong công tác giữa các cấp, các ngành.
4. Cải cách chế độ công vụ
Thực
hiện các quy định về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức, kể cả
cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; thực hiện cơ cấu công chức, hợp lý gắn với
vị trí việc làm.
Tổ
chức triển khai đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo vị trí việc làm hàng
năm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp
loại chất lượng cán bộ, công chức và Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 7
năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020.
Sửa
đổi bổ sung, điều chỉnh đề án vị trí việc làm theo quy định. Bố trí, sắp xếp
đội ngũ cán bộ, công chức theo đề án vị trí việc làm, đảm bảo đủ số lượng, cơ
cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức, đủ trình độ và năng lực, có tính chuyên
nghiệp cao, tận tụy, trách nhiệm trong thi hành công vụ, phục vụ nhân dân.
Tăng
cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Kịp thời xử lý nghiêm, thực hiện điều
chuyển các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ gây phiền hà, sách nhiễu.
Triển
khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chú trọng công tác bồi dưỡng,
cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng, đạo đức công vụ.
Thực
hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với cán
bộ, công chức theo quy định của Nhà nước. Kịp thời khen thưởng đối với cán bộ,
công chức nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ.
5. Cải cách tài chính công
Tổ
chức thực hiện tốt công tác tài chính - ngân sách; công tác quản lý, sử dụng
tài sản công.
Thực
hiện có hiệu quả Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính
phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính
phủ về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
6. Xây dựng và phát triển chính
quyền điện tử, chính quyền số
Triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch
chuyển đổi số của các cấp.
Tăng
cường sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT I-Office; chữ
ký số. Sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo; các phần mềm chuyên
ngành;
Tiếp
tục tuyên truyền việc tiếp nhận, giải quyếthồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến. Sử
dụng có hiệu quả. Hệ thống thông tin
giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; xử lý dứt điểm các tồn đọng về hồ sơ trễ hạn trên hệ thống. Số hóa hồ sơ, kết nối, chia sẻ thông tin, tích
hợp và đồng bộ dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành
và hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.
Người thực hiện tuyên truyền: Công chức Văn
hóa